Insane
Add Your Site

Người Bạn Mới

Xem kết quả: / 21
Bình thườngTuyệt vời 

Người Bạn Mới

Tác giả: ThachThao

Thằng Út nói là tôi khó tính, hay "bắt bẻ" nó, hay "kiểm tra" nó. Tôi có một cái quần jean mới và tôi muốn mua một cái áo pull thiệt đẹp cho đủ bộ để mặc đi chơi Tết. Bây giờ thì tôi có thể vui vẻ đi chơi Tết được rồi. Vậy mà kiếm hoài không ra. Tôi thì nghĩ tại màu cái quần jean khó hợp, thằng Út lại kêu vì tôi khó.
Cuối cùng thì má tôi cũng khỏi bệnh và tôi có thể đi học lại được, ba năm đã trôi qua, tôi không thể tiếp tục học ở trường phổ thông. Vả lại tôi chưa muốn nghỉ việc ở xí nghiệp trong lúc này, tôi đã quá tuổi để học lớp mười một phổ thông, tôi xin học bổ túc ban đêm. Ở xí nghiệp, tôi xin giám đốc không phải làm ca hai, và ông đã đồng ý. Vì thế tôi hoàn toàn an tâm để đi học buổi tối.
Khi còn học ở trường phổ thông, tôi vẫn là học sinh giỏi, nên bây giờ việc học bổ túc không có khó khăn gì lắm đối với tôi. Tôi đi học có mục đích nên ở lớp, tôi chỉ chơi hay nói chuyện với những anh chị lớn tuổi, đứng đắn. Những kẻ "phải" đi học hay đi học để làm quen, tôi hầu như không để ý đến họ. Không là cán bộ lớp nhưng bài kiểm tra tôi thường được điểm cao nên dù mới vô lớp này nhưng nhiều người trong lớp biết đến tôi.

Chị Hà ngồi cùng bàn với tôi nghỉ học vì biết mình có thai. Chị nói sinh xong, sang năm sẽ đi học tiếp. Tôi ngồi một mình mấy hôm thì có một người khác đến lấp chỗ chị Hà. Hôm ấy cậu ta đi học trễ. Ấn tượng đầu tiên trong mắt tôi là cậu ta có khuôn mặt buồn quá. Buồn đến nỗi tôi nghĩ là mình không nên bắt chuyện với cậu ta. Trước đây khi má tôi ngã bệnh, tôi phải nghỉ học, tôi cũng rất buồn. Nhưng khi bác sĩ nói bệnh má tôi sẽ khỏi, tôi thì xin được việc làm ở xí nghiệp, có thu nhập, có niềm tin, tôi hết buồn. Cậu bạn mới cùng bàn lại hỏi thăm tôi trước :
- Học bổ túc sao Lâm học giỏi vậy ?
- Sao lại không thể học giỏi ? Ấy... - Tôi chưa biết tên bạn.
- Hoàng.
- Hoàng cũng có thể học giỏi nếu xác định trước mục đích và có ý chí.
- Ý chí !
Hoàng nói chua chát rồi chợt im bặt. Cậu này ngồi ở bàn cuối, không quậy cũng chẳng học khá, lúc nào cũng trầm trầm. Giờ chuyển lên ngồi bàn hai với tôi, chẳng phải là muốn phấn đấu hay sao ? Tôi hỏi :
- Nhà Hoàng ở đâu, có xa không ?
- Cô nhi viện, cũng gần.
Thằng cháu tôi học lớp một. Trong lớp có mấy đứa ở cô nhi viện. Tụi nó thường lớn tuổi, cao to, hay ăn hiếp và ăn cắp đồ dùng học tập của cháu tôi và các bạn trong lớp. Tôi chợt có ác cảm, chẳng muốn nói chuyện với Hoàng nữa. Chăm chú lên bảng, tôi im lặng cho đến khi kẻng hết giờ. Dắt xe đạp ra cổng, tôi thấy Hoàng đi qua tôi, chiếc Viva mới coong, sáng choang trong ánh điện. Cậu ấy đã không nói thật, một quí tử.
Tôi là con nhà nghèo, từ nhỏ đã được ba má dạy bảo. Không phải tự nhiên mà hàng xóm khen anh em tôi ngoan. Ba má tôi cũng khá nghiêm khắc. Chính vì thế tôi hơi khắc khe trong việc chọn bạn. Ở xí nghiệp, bạn tôi là những người cùng cảnh ngộ, chí thú làm ăn vì gia đình, vì tương lai. Tôi chợt phân vân khi nhớ đến chiếc Viva láng coóng của Hoàng. Nếu Hoàng ở cô nhi viện hay Hoàng là một quí tử, tôi nghĩ mình chơi cũng không hợp với Hoàng. Nhưng tôì muốn biết vì sao mà Hoàng nói dối.

Thằng Út khoe với tôi, má hứa cho nó mua một bộ đồ mặc Tết thiệt đẹp. Nó sẽ nhờ tôi dẫn nó đi mua. Nó khen tôi có đầu óc thẩm mỹ. Tôi cũng ừ. Khi nào má cho tiền, tôi rảnh thì hai anh em cùng đi.
Tan học, tôi đi bộ về, xe đạp hồi chiều tối thằng Út lấy đi công chuyện của nó. Vừa ra đến trường thì Hoàng từ sau thắng xe sát người tôi. Cả buổi học tối nay, tôi đã không nói chuyện với Hoàng. Tôi không biết phải bắt đầu như thế nào. Chắc là Hoàng nhận thấy. Hoàng cho xe chạy chậm :
- Lâm đi bộ hả ? Lên xe tôi chở về.
- Thôi, mình đi bộ cũng được mà, làm phiền Hoàng - Tôi lúng túng.
- Không có gì đâu.
Tôi đi tiếp, Hoàng xuống xe, dắt đi cùng tôi một đoạn. Chợt nghĩ thấy kỳ cục, tôi lên xe cùng Hoàng. Chẳng việc gì tôi phải giấu hoàn cảnh nhà tôi.
Sau lần đó, Hoàng hay nói chuyện với tôi hơn. Tôi thấy Hoàng cũng bình thường, chẳng tỏ vẻ gì là con nhà khá giả. Thỉnh thoảng Hoàng rủ tôi đi ăn chè, uống cà phê, trong những quán rất "bình dân". Chơi với tôi, Hoàng chăm học và học khá hơn. Kém tôi hai tuổi nhưng nhìn Hoàng trẻ hơn rất nhiều, (vậy mà Hoàng không chịu kêu tôi là anh). Cũng phải thôi, con nhà khá giả, Hoàng chỉ chơi và lo chuyện học, cho dù học bổ túc thì Hoàng cũng đang lo học thực sự. Hoàng hay hỏi bài tôi mỗi khi chưa hiểu, chưa giải được bài tập. Cậu ta còn đùa : "Sau này Lâm thi đại học sư phạm, làm thầy dạy chữ cho những em nghèo". Tôi cũng quí trọng nghề thầy giáo nhưng ước mơ của tôi không phải vậy. Biết tôi không có thời gian rãnh rỗi nhiều, những ngày tôi làm ca một,

Hoàng thường đến nhà tôi buổi chiều, hai đứa cùng học. Học xong nếu hàng của má tôi còn nhiều, tôi phụ giúp má, Hoàng cũng đòi tập làm hàng. Không có hàng thì hai đứa ngồi nói chuyện. Hoàng kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện trừ chuyện bạn bè cũ và chuyện nhà Hoàng. Nhưng thực sự thì tôi cũng coi Hoàng là người bạn thân ở lớp học. Song điều nói dối mà Hoàng nói hồi mới quen, tôi vẫn muốn biết, Hoàng có vẻ kín quá.
Hôm nay, thứ bảy tôi làm ca một, chiều, Hoàng ghé nhà tôi chơi. Hỏi bài một chút, Hoàng cùng tôi ra chỗ má làm hàng. Má tôi đi vô, tôi hỏi Hoàng :
- Nhà Hoàng gần trường sao hôm trước kể chạy xe hết hơn nửa tiếng ? Kẹt xe hả ?
Mặt Hoàng chợt biến sắc, Hoàng ấp úng. Và bây giờ tôi mới biết rõ hơn về Hoàng.
Ba Hoàng là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu, thường xuyên đi công tác xa, không đi công tác thì đi làm cũng tối mịt mới về. Má làm việc hành chính ở một cơ quan nhà nước, ba hay vắng nhà nên má cũng đỡ công việc nội trợ. Ngày Hoàng còn nhỏ, má để Hoàng ở nhà với bà nội. Bà nội mất, Hoàng lớn lên, suốt ngày chỉ có một mình trong nhà. Khi Hoàng lên lớp mười thì nhận thấy sự "ở nhà một mình" của mình. Chị Hai lấy chồng ở tít bên Tân Bình, vài chủ nhật một lần mới chở cháu về thăm ngoại. Anh Ba cũng vừa cưới vợ, ra ở riêng bên Bình Thạnh. Cũng giống như Ba, anh Ba bận túi bụi với công việc cơ quan. Mà họ có ở trong nhà chắc cũng chẳng chơi với Hoàng, vì anh Ba hơn Hoàng đúng một giáp. Ở nhà, Hoàng chẳng biết nói chuyện với ai. Tụi bạn nói đó là "thiếu thốn tình cảm", chúng kéo Hoàng đi chơi suốt, Hoàng chẳng còn thời gian để nhận ra sự "ở nhà một mình" nữa. Ba hay đi công tác, không để ý : má ở nhà mà cũng chẳng quan tâm đến Hoàng : học hành ra sao, thiếu thốn gì, cần gì, chơi với ai ? Hoàng cần tiền, xin là có. Chỉ đến khi chiếc Dream thứ hai "bị mất", má đười mời ra đồn công an, bà mới biết con mình là một kẻ nghiện hút.

Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình có một người bạn nghiện ma túy cả. Lúc má tôi bệnh, tôi cũng động viên má tôi vài câu. hoàng không phảì là người bệnh nhưng có lẽ Hoàng cũng cần những lời động viên, an ủi của người thân. Song quả thực, tôi không biết phải nói với Hoàng như thế nào. Tôi sợ Hoàng lại nghĩ rằng tôi ra lẽ bề trẹn hay ban ơn gì gì đó, đại loại thế. Thực sự là tôi muốn Hoàng từ bỏ hẳn cái chất độc hại ấy. Nhưng tôi vẫn đối xử với Hoàng như một người bình thường, là bạn thân của tôi, không khuyên nhủ, không động viên, không đá động gì đến những chuyện đã biết, chỉ cùng học và nói chuyện tương lai. Cứ coi như Hoàng là người bình thường như trước giờ tôi đã coi như vậy. Song chính Hoàng lại tâm sự với tôi nhiều hơn . Tôi hiểu Hoàng nhiều hơn nhờ những lần tâm sự đó.
Khi ba má bào lãnh cho Hoàng về nhà, chị Hai, anh Ba cũng về, tất cả đều lo lắng cho Hoàng, Hoàng mới nhận ra tình cảm ấy. Ai cũng có cuộc sống riêng của mình, khi họan nạn mới cần sự giúp đỡ của nhau. Vậy mà Hoàng không hiểu, cứ đòi hỏi mọi người phải quan tâm tới Hoàng nhiều hơn, như Hoàng là trung tâm của gia đình vậy. Dù sao thì bây giờ nhận ra đều này cũng chưa muộn. Không ai muốn Hoàng phải ra Bình Triệu. Anh Ba còn nói chuệy với Hoàng nhiều hơn về bản lãnh của đàn ông, về trách nhiệm đối với gia đình này, đối với ngôi nhà của cậu bé mười sáu tuổi. Hoàng tỉnh ngộ ra. Thời gian cai nghiện là những ngày đáng sợ, thật khó khăn. Má ở nhà nhiều hơn, chị Hai và anh rể thường xuyên chở bé Trinh Hà về nhà chơi, anh Ba cũng ghé nhà thường xuyên. Nhóm bạn củ không dám ghé nhà rủ Hoàng đi chơi. Hết hè, cã nhà muốn Hoàng đi học lại. Suy nghĩ một hồi, Hoàng quyết định chọn trường bỏ túc này. Những ngày đầu đi học, Má và anh Ba cũng theo

Hoàng thường xuyên. Thấy Hoàng không có ý quay lại với cái chất độc hại đó. mọi người mới an tâm. Má hay nói chuyện với Hoàng hơn so với lúc trước đây. Nhưng công việc lại cuốn Ba, Má, chị Hai, anh Ba như trước. Tụi bạn củ có ngững lúc vô tình hay cố ý gặp lại Hoàng ngoài đường, bóng gió, rủ rê. Hoàng phải chống đỡ với chúng. Một năm học nặng nề như nghĩa vụ của nó, buồn bã, căng thẳng trôi qua. Hoàng kế tiếp :
- Cho tới ngày Lâm vô lớp này học, những điểm chín, điểm mười của Lâm bắt đầu làm tôi thay đổi cách suy nghĩ đấy. Tôi thấy Lâm mặc áo công nhân đi học, đi chiếc xe đạp cũ, chợt muốn làm bạn với Lâm. Nhưng thấy Lâm nghiêm quá, thiệt may là chị Hà nghỉ học. Ðến nhà Lâm chơi, thấy cảnh gia đình Lâm, tôi hiểu hơn về mình. Trước giờ, tôi sống vì tôi nhiều quá, tôi chỉ muốn mọi người trong nhà đều phải quan tâm đến tôi, lo lắng cho tôi mà tôi quên mất, mình cũng phải sống vì mọi người nữa. Chính cách sống của Lâm đối với gia đình Lâm đã làm tôi quyết định mình phải sống khác đi. Biết Lâm quyết tâm thi đậu đại học, tôi cũng muốn thế. Chị Hai là giáo viên cấp ba, anh Ba là kỹ sư. Mười mấy năm trước nhà còn khó khăn hơn mà anh chị đã cố gắng thế. Nay mình đầy đủ điều kiện thế này, tại sao lại chịu thua kém.
- Nhưng mình đâu làm gì được cho Hoàng ?
- Nhiều lắm chứ, chỉ riêng chuyện Lâm đối xử với tôi như một người bình thường khi biết tôi đã là một kẻ nghiện hút cũng làm cho tôi vui rồi. Những buổi chiều tôi đến nhà Lâm học, Lâm chẳng đã coi tôi như bạn thân đó sao.

Kết thúc học kỳ một, kết quả văn hóa Hoàng được xếp loại khá. Hoàng vui lắm, mời tôi đến nhà chơi. Tôi chưa bao giờ bước vô một ngôi nhà sang trọng như thế. Má Hoàng đón tiếp tôi thật ân cần, bà kêu tôi là "anh Lâm". Bà cám ơn tôi vì đã giúp "em Hoàng" nhiều, làm tôi lúng túng quá. Hoàng dẫn tôi ra vườn cây cảnh của Hoàng. Những dãy cây xương rồng làm tôi chú ý, tôi cũng thích xương rồng lắm, nhưng chưa có điều kiện để trồng, cũng là một sở thích chung mà bây giờ tôi mới biết. Hoàng kéo tay tôi chỉ qua cây mai. Cây mai của Hoàng đã rụng hết lớp lá cũ. Một mùa xuân đang đến.
Tôi chợt nhớ lại định kiến trước đây của tôi về con nhà giàu, con nhà nghèo; về người ngoan, kẻ hư. Mỗi lần anh Thủy ngoài Ðoàn phường vô rủ tôi đi sinh hoạt xã hội, tôi đều từ chối. Có lẽ tôi đã quá cực đoan. Hoàng đã làm tôi thay đổi ý nghĩ ấy.
Thằng Út chạy vô bám cổ tôi :
- Anh Lâm, má cho em tiền rồi. Chiều nay anh rảnh phải không, hai anh em mình đi mua áo quần Tết ha. Anh hứa là chọn cho em một bộ thiệt đẹp rồi mà.
Cơn gió cuối năm se se lạnh nhưng ôm thằng Út trong lòng, tôi thấy ấm cúng vô cùng. Tôi sẽ chọn cho thằng út bộ đồ nó ưng ý và sẽ mua cho mình cái áo pull mà chưa mua được. Tết này nhà tôi chắc chắn sẽ rộn rã tiếng cười.